110 triệu chứng trào ngược dạ dày, Trào ngược dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? Chữa khỏi không ...
110 triệu chứng trào ngược dạ dày, Trào ngược dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? Chữa khỏi không ...
Xem thêm : những câu thả thính - stt thả thính - stt buồn - stt tâm trạng - cap thả thính - stt bựa từ dichvuhay. vnThuốc không kê đơn

Các loại thuốc không theo đơn gồm có:
- Thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa axit dạ dày giúp giảm đau nhanh, tiêu biểu là thuốcTums, thuốc Mylanta và thuốc Rolaids. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi lạm dụng loại thuốc này là tiêu chảy và vấn đề về thận.
- Thuốc chẹn thụ thể H-2 gồm các loại thuốc nizatidine (Axid AR), cimetidine (Tagamet HB) và famotidine (Pepcid AC). Loại thuốc này không cho tác dụng nhanh như thuốc kháng axit nhưng hiệu quả giảm đau lâu hơn và giảm được sự sản xuất axit dạ dày trong thời gian kéo dài lên đến 12 giờ.
- Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng mạnh hơn thuốc chẹn thụ thể H-2, có tác dụng ngăn chặn sản xuất axit dạ dày và chữa lành tổn thương thực quản. Các loại thuốc phổ biến như thuốc omeprazole (Prilosec OTC, Zegerid OTC), thuốc ansoprazole (Prevacid 24 HR).
Trào ngược dạ dày có tự khỏi không?

Để trả lời câu hỏi trào ngược dạ dày có chữa khỏi không ta cần có kiến thức cơ bản về tình trạng dày. Bệnh là hiện tượng dịch dạ dày, bao gồm: Axit giúp tiêu hóa, thức ăn và hơi trong dạ dày trào ngược lên phía trên thực quản. Đối với những người có điều kiện sức khỏe bình thường, mỗi khi ăn uống thì thức ăn được đưa từ miệng xuống thực quản.
Lúc này, cơ vòng ở thực quản dưới mở ra để thức ăn đi xuống dưới dạ dày, sau đó cơ vòng sẽ tự động đóng kín lại nhằm mục đích ngăn không cho thức ăn cũng như dịch vị ở dạ dày trào ngược trở lại. Người mắc chứng bệnh thì cơ vòng ở thực quản vì lí do nào đó không đóng được, dịch dạ dày trào ngược lên trên và gây tổn thương cho các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,..
Vậy câu hỏi đặt ra bệnh có tự khỏi? Câu trả lời sẽ là không. Chứng bệnh này cần phải được điều trị lâu dài, dứt điểm, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như ung thư thực quản, hẹp thực quản, viêm loét thực quản, barrett thực quản. Do đó vấn đề phát hiện trào ngược dạ dày từ sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của chứng bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để có phương hướng chữa trị đúng đắn. Các biểu hiện thường gặp của trào ngược dạ dày đó là: Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, tức ngực, khó nuốt, miệng tiết nhiều nước bọt… Phần lớn người bị bệnh đến khi bị tổn thương đến thực quản rồi mới chịu đi khám và điều trị. Lúc này dù có chữa thì cũng không thể khôi phục lại trạng thái khỏe mạnh ban đầu.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
26 bình luận về Exciter 2021 màu gì hot, Yamaha Exciter 150 và NVX 155 có thêm phiên bản mới /Triệu chứng trào ngược dạ dày

Những triệu chứng, biểu hiện của trào ngược dạ dày gồm có:
- Bị ợ chua, có cảm giác nóng ở trong ngực sau ăn, triệu chứng này vào ban đêm nặng hơn
- Khó nuốt
- Đau tức ngực
- Thức ăn, chất lỏng chua bị trào ngược lên thực quản, cổ họng
- Có cảm giác trong cổ họng bị vướng như có khối u
Nếu trào ngược dạ dày thực quản xảy ra vào ban đêm thì người bệnh sẽ có các triệu chứng kèm theo sau:
- Bị ho mãn tính
- Ngủ không ngon, gián đoạn giấc ngủ
- Viêm thanh quản
- Bị hen suyễn hoặc làm cho tình trạng bệnh hen suyễn xấu đi
Thuốc kê đơn

Những loại thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản gồm có:
- Thuốc chẹn thụ thể H-2 cường độ mạnh theo toa, thường là thuốc nizatidine và famotidine theo toa (Pepcid). Các loại thuốc này cho hiệu quả tốt nhưng khi dùng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B-12 và bị gãy xương.
- Thuốc ức chế bơm proton mạnh theo toa, các loại thuốc thường được sử dụng gồm có thuốc dexlansoprazole (Dexilant), thuốc rabeprazole (Aciphex), thuốc pantoprazole (Protonix), thuốc omeprazole (Prilosec, Zegerid), thuốc lansoprazole (Prevacid), thuốc esomeprazole (Nexium). Thuốc ức chế bơm proton mạnh theo toa cho tác dụng hiệu quả nhanh chóng nhưng có thể xảy ra các tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, ỉa chảy. Nếu lạm dụng dùng trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ bị gãy xương hông.
- Thuốc có tác dụng tăng cường cơ vòng thực quản dưới, tiêu biểu là thuốc baclofen. Loại thuốc này giúp giảm tần suất giãn cơ thắt thực quản dưới, từ đó làm dịu được các triệu chứng bệnh. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, người mệt mỏi.
Trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi?

Bệnh bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thời gian điều trị sớm hay muộn. Đối với những ca bệnh nhẹ thì có thể không cần dùng đến thuốc mà nên điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho hợp lý, dần dần chứng bệnh sẽ biến mất.
Đối với những ca bệnh trung bình, trường hợp này bệnh nhân đã có biểu hiện ợ chua, ợ nóng, dạ dày có thể xuất hiện vết loét nhỏ. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này thì cần ít nhất 1 tháng để tình trạng bệnh được cải thiện.
Đối với những ca bệnh nặng, bệnh nhân cảm thấy thường xuyên đau dạ dày, kèm với đó là viêm loét dạ dày. Những ca bệnh này cần điều trị trong ít nhất 2-3 tháng để bệnh tình thuyên giảm.
Khi nào trào ngược dạ dày cần đến gặp bác sĩ?

Người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nếu:
- Các dấu hiệu, triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn hoặc diễn ra với tần suất nhiều hơn, thường xuyên
- Sử dụng thuốc không kê đơn chữa ợ nóng nhiều hơn 2 lần/tuần
Ngoài ra, cần phải đến bệnh viện ngay lập tức nếu người bệnh bị đau tức ngực, khó thở, đau cánh tay, đau hàm. Bởi những dấu hiệu này có thể là dấu hiệu, triệu chứng của đau tim.
Thuốc thay thế

Một số loại thuốc thay thế sử dụng kết hợp với sự chăm sóc của bác sĩ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trước khi dùng người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng:
- Thuốc nam thảo dược chẳng hạn như trà hoa cúc, cam thảo…
- Thư giãn: Làm giảm sự căng thẳng, lo lắng để giảm được các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Nếu sử dụng các phương pháp kể trên không đạt được hiệu quả, bạn có thể tham khảo điều trị bằng bài thuốc Đông y Cao Bình Vị chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên. Đây là phương pháp có thể khắc phục hầu hết nhược điểm thuốc Tây y và các bài thuốc dân gian trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày.
Trả lời Hủy
